Công ty cổ phần ai là người chịu trách nhiệm.
VANTHONGLAW - Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật Doanh Nghiệp 2020 nói về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, ta có thể liệt kê được một số cái tên quyền lực như sau:
Giám đốc là một nhà điều hành quản lý chuyên nghiệp, hoàn toàn có thể chỉ là một người làm thuê cho công ty nhưng vai trò lại cực kỳ lớn. Về cơ bản, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc liên quan đến việc quyết định công việc kinh doanh hằng ngày của công ty cổ phần mà các công việc đó không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị . Giám đốc sẽ quyết định tuyển dụng nhân sự cho công ty, mà các bạn biết nhân sự hay yếu tố con người có tầm quan trọng như thế nào tới kết quả kinh doanh của công ty như thế nào rồi đấy! Hầu hết tại các công ty cổ phần, Giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty, mỗi chữ ký của Giám đốc mang một trách nhiệm vô cùng cao nếu không muốn nói là rất nặng nề..
- ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát hoặc Ủy ban kiểm toán (tùy từng mô hình)
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (gọi chung là Giám đốc)
Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích về khả năng cũng như tầm quan trọng của các nhân tố này
1. Đại hội đồng cổ đông
Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 138 Luật doanh nghiệp 2020 thì đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Vậy quyết định đó là quyết định những vấn đề gì?. Đó là quyền quyết định những vấn đề lớn liên quan đến vận mệnh của công ty, mang tính vĩ mô như định hướng phát triển công ty, các quyết định lớn liên quan đến cổ phần, cổ tức, tài sản giá trị cao, thậm chí là quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty. Điều này đủ để cho thấy tầm ảnh hưởng của đại hội đồng cổ đông lớn đến như thế nào!
Thứ hai, đại hội đồng cổ đông có thể coi là cấp trên của các vị trí khác như Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên. Điều này thể hiện ở chỗ đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên đồng thời kiểm soát cũng như xử lý vi phạm (nếu có) của các chủ thể này.
Thế nhưng đại hội đồng cổ đông cũng có điểm yếu đó là đại hội đồng cổ đông lại không thường xuyên hoạt động như hội đồng quản trị mà chỉ họp thường niên mỗi năm một lần. Điều này dẫn đến tính chủ động và nhanh chóng trong các quyết định của đại hội đồng cổ đông là không cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu xét thấy cần thiết thì đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường.
Và thêm một điều nữa cần lưu ý, đại hội đồng cổ đông mặc dù quyền quyết định cao như vậy nhưng để đi đến được những quyết định như vậy lại không hề đơn giản. Các quyết định cần một số lượng phiếu biểu quyết nhất định của các cổ đông (có thể nhiều hoặc rất nhiều) để có thể tiến đến một quyết định của đại hội đồng cổ đông có hiệu lực. Đấy là còn chưa nói đến chuyện để tổ chức ra một cuộc họp cần rất nhiều trình tự thủ tục, rồi còn phải mời các cổ đông ở tứ phương đến dự họp (càng khó khăn hơn nếu là công ty đại chúng)
2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý của công ty cổ phần và là cơ quan có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần nếu không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của công ty cổ phần, nên quyền hạn của cơ quan này rất lớn.
Quyền của hội đồng quản trị tuy không cao bằng đại hội đồng cổ đông nhưng lại rất rộng và bao trùm lên toàn bộ tất cả các hoạt động từ lớn đến nhỏ của công ty. Các quyền này bao gồm quyết định chiến lược trung hạn và hàng năm của công ty, các quyết định liên quan đến cổ phần, trái phiếu, tham gia vào các dự án đầu tư, các hợp đồng lớn của công ty, phát triển thị trường,… Về mặt nhân sự, hội đồng quản trị sẽ “quyết định số phận” của các vị trí giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tất cả các hoạt động như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, giám sát, quản lý,… nói chung nắm bắt là “số phận” của họ.
Nói vậy không có nghĩa là hội đồng quản trị hoàn hảo. Do chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi công việc quan trọng của công ty cổ phần, nên vai trò, khả năng, trình độ hay đạo đức của từng thành viên hội đồng quản trị rất được đề cao. Về nguyên tắc, các thành viên phải đáp ứng khá nhiều tiêu chuẩn và điều kiện để có thể trở thành thành viên của hội đồng quản trị . Nhìn chung, nếu các thành viên hội đồng quản trị hoạt động cần mẫn và có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao với công việc thì công ty và các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, nếu như thành viên hội đồng quản trị cấu kết với nhau để chuyên quyền, tư lợi thì sẽ gây ảnh hưởng và thiệt hại rất lớn cho công ty cũng như ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số
3. Ban kiểm soát hoặc Ủy ban kiểm toán
Mặc dù Ban kiểm soát và Ủy ban kiểm toán có vẻ yếu thế hơn các chủ thể kia về mặt quyền lực quyết định và quản lý hoạt động công ty, nhưng đừng vội coi thường, ở một khía cạnh nào đó, kể cả hội đồng quản trị hay Giám đốc cũng phải nể sợ Ban kiểm soát và Ủy ban kiểm toán.
Đối với Ban kiểm soát: nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Ban kiểm soát chính là thực hiện các công việc liên quan đến việc giám sát hoạt động của hội đồng quản trị , Giám đốc/Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành của công ty cổ phần. Chính vì vậy, Ban kiểm soát phải được quyền tiếp cận mọi thông tin liên quan đến hoạt động của các chủ thể trên. Mặt khác, sau khi đã xem xét, thẩm định các thông tin mà chủ yếu liên quan đến hoạt động tài chính của công ty thì Ban kiểm soát phải có trách nhiệm lập các báo cáo thẩm định và trình đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, “Ban kiểm soát còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt được hiệu quả cao nhất…
Thế nhưng, ở không ít các công ty, Ban kiểm soát chỉ đóng vai trò hình thức, được chính hội đồng quản trị và các cổ đông lớn dựng lên cho có và hoàn toàn bị vô hiệu hóa, thậm chí còn được xem là lực lượng hậu thuẫn, đứng sau, tiếp tay cho hội đồng quản trị , Tổng giám đốc/Giám đốc dấn sâu vào những hoạt động sai phạm, xâm phạm lợi ích các cổ đông nhỏ lẻ”. Trên thực tế, không ít trường hợp hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phối hợp, liên kết với nhau để thao túng mọi quyền lực trong công ty cổ phần.
Đối với Ủy ban kiểm toán: về cơ bản các nhiệm vụ, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa giống với Ban kiểm soát. Mô hình tổ chức thứ hai này khi thay thế Ban kiểm soát bằng Ủy ban kiểm toán, mặc dù khá mới lạ nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty cổ phần có thể dễ dàng tổ chức bộ máy quản lý và giám sát. Tuy nhiên, hạn chế rất lớn của mô hình này chính là việc Ban kiểm toán không tách biệt với hội đồng quản trị mà lại là cơ quan phụ thuộc vào hội đồng quản trị . Điều này dễ dẫn đến tình trạng hội đồng quản trị thao túng Ban kiểm toán nội bộ
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (gọi chung là Giám đốc)
QUÝ KHÁCH MUỐN THÀNH LẬP CÔNG TY NHANH
VỚI MỨC CHI PHÍ THẤP NHẤT
VUI LÒNG CLICK VÀO LINK BÊN DƯỚI
---
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
ZALO: 096 924 0124
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
Website: http://vanthonglaw.com
Tra cứu pháp luật miễn phí: http://www.luatvanthong.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét